Làm thế nào để tăng tỷ lệ trả lời khảo sát của khách hàng?

Khảo sát là một cách tuyệt vời cho các doanh nghiệp để có được thông tin phản hồi từ khách hàng của mình. Tuy nhiên thì trên thực tế, tỷ lệ người tham gia trả lời khảo sát thường khá là ít. Theo thống kê thì tỷ lệ này trung bình khoảng 5-10% nếu bạn sử dụng các công cụ khảo sát truyền thống và tệ hại hơn nữa là nó chỉ khoảng 1-5% nếu bạn sử dụng phần mềm khảo sát tự động.

Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay, áp lực phải giữ chân khách hàng ngày càng lớn là lý do khiến các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn đến việc gia tăng tỷ lệ trả lời của khách hàng. Bởi nếu tỷ lệ trả lời thấp, điểm số cao không phản ánh được chính xác thái độ và cảm nhận của khách hàng mà chỉ mang tính chất cá nhân của một bộ phận nhất định. Khi tỷ lệ này càng cao thì độ chính xác của điểm số thu được càng lớn.

Trước khi chúng tôi giới thiệu tới bạn 6 cách để tăng tỷ lệ trả lời khảo sát, hãy cùng xác định những lợi ích mà bạn sẽ nhận được thông qua việc cải thiện tỷ lệ này:

  • Tỷ lệ càng cao, bạn sẽ càng hiểu đúng và hiểu sâu hơn cảm nhận, ý kiến của khách hàng để giúp đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn;
  •  Sử dụng thông tin phản hồi để xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải quyết các vấn đề của họ;
  • Theo dõi thông tin phản hồi trong một khoảng thời gian để bạn có thể xây dựng hồ sơ phản hồi của khách hàng, là cơ sở để đánh giá và phát triển.

 Với những lý do trên, chắc hẳn bạn cần phải đọc tiếp phần sau đây để biết được 6 cách giúp tăng tỷ lệ trả lời khảo sát của khách hàng:

1. Xác định được loại câu hỏi và từ ngữ

Nhiệm vụ thiết kế bảng câu hỏi là nhiệm vụ không dễ dàng và nó nhấn mạnh quan điểm nghiên cứu là một quá trình. Nếu không có sự hiểu biết về đề tài của bạn, căn cứ vào công việc sơ bộ như tìm kiếm tài liệu, bạn không thể bắt đầu đặt câu hỏi hợp lý và có liên quan theo một cách đạt hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, thật đáng để suy nghĩ cẩn thận về đặc điểm của đối tượng điều tra của bạn.

Nếu đối tượng điều tra là các chuyên gia có trình độ cao về đề tài bạn đang nghiên cứu, hoặc chỉ là một nhóm người chung, bạn cần phải xem xét cả hai vấn đề là dạng câu hỏi và từ ngữ.

Sau đây là những ví dụ về các câu hỏi khảo sát chia thành hai nhóm: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Bạn nên làm quen với dạng câu hỏi này và suy nghĩ về cách mỗi câu hỏi có thể được sử dụng trong đề tài của bạn. Hãy nghĩ về kiểu dữ liệu mà câu hỏi được thiết kế để trình bày và những kết luận bạn có thể rút ra:

1.1.  Câu hỏi đóng

a. Câu hỏi phân đôi

Một câu hỏi đưa ra hai  lựa chọn cho câu trả lời.

Có phải đây là lần đầu tiên bạn tham gia trả lời phỏng vấn?
 Có
 Không

b. Câu hỏi nhiều lựa chọn

Một câu hỏi đưa ra ba hoặc nhiều hơn sự lựa chọn cho câu trả lời.

Bạn thường tham quan mô hình khuyến nông với ai?
 Một mình
 Vợ
 Người thân / Bạn bè
 Nhóm tổ chức phối hợp kinh doanh.

c. Thang đo Likert (Phân loại)

Một phát biểu mà người trả lời cho thấy mức độ cụ thể của sự đồng ý hoặc không đồng ý.

Những tư vấn của cán bộ khuyến nông giúp tôi tự tin hơn trong quyết tâm thoát nghèo. 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = phân vân, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý 1_ 2_ 3_ 4_ 5_

d. Thang đo đối nghĩa

Một thang đo được ghép từ hai từ đối nghĩa, và người trả lời sẽ lựa chọn theo quan điểm của mình.

Lãi suất vay vốn cao ……….Lãi suất vay vốn thấp…….;

e. Thang đo quan trọng

Một thang đo đánh giá tầm quan trọng của một số thuộc tính.

Lãi suất ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đối với tôi là ... 1 = vô cùng quan trọng, 2 = rất quan trọng, 3 = khá quan trọng, 4 = không rất quan trọng, 5 = không quan trọng chút nào. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_

f. Thang đo xếp hạng

Một thang đo xếp hạng một số thuộc tính từ "tệ hại" đến "tuyệt vời".

Chất lượng tư vấn khuyến nông mà bạn tham gia là ... 1 = rất tốt, 2 =  tốt, 3 = trung bình, 4 = kém, 5 = tồi tệ. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_

g. Thang đo dự định

Một thang đo mô tả dự định của người trả lời về một hành động.

Nếu buổi trình diễn khuyến nông được thực hiện bằng người thực- việc thực, tôi sẽ ... 1 = chắc chắn tham gia, 2 = có thể tham gia, 3 = không chắc chắn tham gia, 4 = có thể không tham gia, 5 = chắc chắn không tham gia. 1_ 2_ 3_ 4_ 5

1.2. Câu hỏi mở

a. Câu hỏi tự do trả lời

Một câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời không giới hạn các cách trả lời khác nhau.
Ví dụ: Bạn mong Nhà nước  giúp gì cho bạn trong quá trình thoát nghèo?

b. Phối hợp từ

Ngay lúc từ được trình bày, người trả lời đề cập ngay đến từ đầu tiên xuất hiện trong đầu.

Từ gì bạn nghĩ ngay đầu tiên khi bạn nghe những điều sau đây?
Nghèo đói……, Khuyến nông………, Ngân hàng chính sách……….

c. Hoàn chỉnh câu

Khi những câu không hoàn chỉnh được trình bày, ngay lúc đó, người trả lời hoàn chỉnh câu.

Khi tôi chọn một loại cây trồng để sản xuất, việc cân nhắc quan trọng nhất trong quyết định của tôi là ___

Ý nghĩa của các từ ngữ đơn lẻ được sử dụng trong các câu hỏi có thể mang tính mơ hồ, khó hiểu. Nếu có sự hiểu lầm ở đây, thì sau đó ngay cả khi các câu hỏi được thực hiện trực tiếp bởi người thiết kế ra nó, điều không chính xác vẫn sẽ xảy ra bởi vì người phỏng vấn sẽ không bao giờ nhận ra đã có một sự hiểu lầm. Dạng đặc biệt của vấn đề này được coi là khá tinh tế, và hiếm khi được đề cập đến trong những cuốn sách nghiên cứu. Mặc dù vốn dĩ là đơn vị nhỏ nhất của một câu hỏi - từ - nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu như mắc lỗi trong việc kết hợp từ, chính vì vậy nó đáng được thảo luận đầu tiên.

Việc hiểu sai đầy tiềm năng có thể đề cập ở đây là những từ vốn dĩ được dùng rất đặc trưng.Ví dụ: khi một câu hỏi bắt đầu với từ "bạn", đối với một số loại câu hỏi thì người trả lời thường chuyển đổi trong suy nghĩ của người trả lời là  “bạn và gia đình của bạn” hay “ bạn và vợ chồng của bạn / đối tác ". Điều này thường xuyên xảy ra nhất khi người ta được hỏi về sự tham gia của họ trong hoạt động giải trí hoặc xem truyền hình. Và điều này có thể làm sai lệch kết quả các cuộc điều tra do người trả lời đôi khi sẽ trả lời "có" nếu gia đình của họ tham gia, mặc dù chính họ lại không làm điều đó. Nếu bạn đã từng được phỏng vấn bởi một người phỏng vấn đến tận từng nhà của một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn, bạn sẽ biết lỗi này được tránh như thế nào. Câu hỏi bắt đầu với những thứ như: 'Bạn, chính bạn, bao giờ ...?'. Việc thêm từ “chính bạn” có thể tạo ra sự khác biệt khá lớn trong nhận thức của người trả lời.

2. Loại bỏ các câu hỏi văn bản

Khách hàng thường rất lười và kiệm thời gian nên chỉ thích những câu hỏi nhanh gọn. Việc đặt quá nhiều các câu hỏi yêu cầu trả lời bằng văn bản sẽ khiến cho tỷ lệ trả lời khảo sát của bạn giảm trầm trọng. Hãy nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi một cách đơn giản nhất với câu hỏi tích ô hay cho điểm. Bạn cần phải tận dụng tối đa thời gian mà khách hàng dành ra để trả lời khảo sát. Tất cả mọi người luôn có vẻ bận rộn nên hãy tôn trọng họ bằng cách đưa ra các câu hỏi ngắn và có thể trả lời nhanh.

3. Rút ngắn khảo sát dưới 10 câu hỏi

Cũng giống như ở trên, vì khách thường khá là bận rộn và kiệm thời gian nên những bảng hỏi quá dài sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu và khả năng bỏ qua là rất lớn. Một bảng khảo sát ngắn sẽ giúp gia tăng tỷ lệ trả lời hơn, điều đó đã được chứng minh.

Dưới đây là năm lời khuyên giúp bạn có thể thiết kế một bảng hỏi khảo sát ngắn gọn:

  • Giữ sự tập trung, loại bỏ những câu hỏi không liên quan, không hướng đến mục tiêu của bạn;
  • Chỉ đưa ra những câu hỏi quan trọng nhất;
  • Đừng hỏi những câu hỏi bí truyền khiến khách hàng khó trả lời, đó là những câu hỏi mà chỉ những người làm việc trong công ty của bạn mới có thể phân biệt một cách rõ ràng;
  • Không đặt kỳ vọng sai lầm bằng những câu hỏi nêu lên các vấn đề không thể được giải quyết;
  • Giảm thiểu những câu hỏi có câu trả lời dài, thay vào đó, hãy biến nó thành kiểu câu hỏi tích ô đơn giản

4. Lựa chọn một bảng câu hỏi hiệu quả

Sau đây là danh sách các bước trong việc chuẩn bị một bảng câu hỏi. Thứ tự này nói chung là thứ tự hiệu quả nhất. Nó có thể giúp bạn tránh khỏi việc dùng quá nhiều thời gian vào thứ gì đó mà có thể sẽ phải thay đổi sau đó.

  1. Quyết định về nội dung của câu hỏi.
  2. Quyết định việc định dạng cho các câu trả lời.
  3.  Quyết định về từ ngữ trong các câu hỏi.
  4. Quyết định về trình tự của các câu hỏi.
  5. Quyết định về các đặc tính hình thức của bảng câu hỏi.
  6. Kiểm tra thử, rà soát lại và sau đó tạo ra bản thảo cuối cùng.

Hãy nhớ luôn luôn kiểm tra trước, hoặc “khảo sát thử” câu hỏi của bạn đối với một vài người bạn hoặc người quen. Họ phải thuộc loại đối tượng mà bạn dự định hỏi. Nếu bạn có cơ hội hỏi nhiều đối tượng, thì cố gắng để có được 12 người hoặc nhiều hơn cho phần khảo sát thử của bạn. Hãy hỏi họ xem có đề nghị gì không hoặc có vấn đề gì khi điền vào không. Nếu có một số vấn đề tiềm ẩn, thì một thí điểm thứ hai nên được thực hiện sau khi những vấn đề đó đã được điều chỉnh.

Bảng câu hỏi khảo sát là công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất. Mục đích của nó là cung cấp cho bạn những dữ liệu bạn cần, trong một biểu mẫu có thể là không có sai lệch. Để không gây trở ngại cho mục đích này, các câu hỏi phải được hiểu một cách rõ ràng là cực kỳ quan trọng, và bản thân các câu hỏi đó  không có vẻ làm nản lòng bằng bất kỳ cách nào, dù là được thực hiện bằng điện thoại, thư từ hoặc cuộc phỏng vấn cá nhân. Khi gửi qua bưu điện, nó phải được kèm theo một thư ngỏ, và mong đợi nó sẽ được gởi trả về. Chủ đề này kết thúc với các bước được đề nghị để thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát.

5. Theo sát khảo sát đã gửi đi

Việc theo sát khảo sát đã gửi đi để khách hàng biết rằng bạn rất quan tâm đến ý kiến phản hồi của họ. Những đánh giá của khách hàng là rất quan trọng.

Bạn sẽ làm gì nếu bạn gửi khảo sát thông qua một đề xuất kinh doanh và đã không nhận được phản hồi trong vòng một tuần? Liệu có phải là bạn sẽ theo sát họ?

Vâng, đó chính xác là những gì bạn cần làm với các cuộc điều tra khách hàng của mình. Khi bạn gửi khảo sát qua email, hãy chắc chắn bạn đang theo sát các phản ứng cá nhân trong vòng 1 tuần, sau đó lại tiếp tục gửi khảo sát thông qua một email khác cho những người đã không trả lời. Cứ làm như thế sau 2 tuần, 3 tuần,… bạn sẽ thu được kết quả lượt trả lời của khách hàng tăng từ 20-30% đến hơn 85%. Bằng cách sử dụng công cụ đơn giản, đây có lẽ là cách dễ dàng nhất giúp tăng tỷ lệ trả lời khảo sát của khách hàng.

6. Thư ngỏ

Cho dù bạn gửi bảng câu hỏi qua bưu điện hay qua thư điện tử thì thư ngỏ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Sẽ là ý tưởng hay nếu nghĩ rằng thư ngỏ là một phần của bảng câu hỏi, vì nó khá quan trọng trong quyết định trả lời hay không đối với người nhận. Hãy nhớ rằng về cơ bản có ba loại thông tin mà thư ngỏ phải cung cấp:

  • Nó cần nêu ra mục đích của cuộc khảo sát.
  • Nó cần đưa ra lý do tại sao người nhận đã được chọn để khảo sát.
  • Nó cần đưa ra lý do tại sao người nhận phải tham gia vào cuộc khảo sát (ví dụ: có gì đó có lợi cho họ).

Điểm cuối cùng thì là đặc biệt quan trọng. Các bảng khảo sát qua thư điện tử thường được mở đầu ngắn gọn với một câu như "Chúng tôi muốn nhờ bạn đóng góp quan điểm của bạn” nhưng người ta lại ít khi quan tâm đến những gì “chúng tôi” muốn.

Thư ngỏ cũng nên kèm theo các phong bì phản hồi đã được đóng tiền bưu phí, mà bạn muốn gởi kèm với bảng câu hỏi. (Nếu nó là một thư lớn thì nó đó hoàn toàn nằm ngoài ngân sách của bạn, bạn sẽ muốn soạn một thư ngỏ thật sự xuất sắc.)

Có bốn loại cách tiếp cận cơ bản để sử dụng thư ngỏ nhằm để lôi kéo sự tham gia của người nhận như sau:

  1. Thể hiện cái tôi: Nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị to lớn mà người nhận đóng góp vào nghiên cứu – “ý kiến của bạn là rất quan trọng để ...”
  2.  Tính xã hội: Nhấn mạnh phản hồi của người nhận sẽ giúp ích cho những người khác –“Câu trả lời của bạn sẽ cho phép người tiêu dùng khác ...”
  3. Tính hữu ích đối với các nhà tài trợ: Nhấn mạnh các phản hồi sẽ tạo ra lợi ích cho các công ty tài trợ -“Chúng tôi cần sự giúp đỡ của bạn nếu chúng tôi định ...”
  4. Kết hợp: Kết hợp hai hoặc nhiều cách trên “Kiến thức tiêu dùng của bạn có thể được sử dụng để trợ giúp những người tiêu dùng khác”

Cách tiếp cận hiệu quả nhất thay đổi tùy thuộc vào công ty tài trợ cho cuộc khảo sát. Lời kêu gọi thích hợp cho một trường đại học là "tiện ích xã hội", trong khi phương pháp tiếp cận ”thể hiện cái tôi” có vẻ như thành công nhất cho các nhà tài trợ thương mại. Nhìn chung, cách tiếp cận tiện ích xã hội dường như là ít thành công nhất.